Việc khai thác và sử dụng photpho quá mức đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo này trong tương lai cũng như gây ra nhiễm bẩn các thủy vực nước ngọt và các đại dương. Trong khi đó, các loại phế phụ phẩm từ nông nghiệp, vật mang photpho và có khả năng gầy thất thoát photpho nhiều nhất, hoặc được mang khỏi hệ thống nông nghiệp, hoặc được đốt bỏ tại chỗ, gầy nên ô nhiễm môi trường cục bộ. Nghiên cứu này tập trung vào việc tái sử dụng rơm rạ và trấu vào việc xử lý và thu hổi photpho ở dạng photphat trong môi trường nước, góp phần giảm tình trạng ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ tại đồng và quay vòng một phần photpho vào chu trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và giảm gánh nặng khai thác photpho tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý photphat của than hoạt tính làm từ rơm là 93,53% và từ trấu là 96,35%
hệ số thu hồi photphat đạt 0,74g PO43-/g than từ rơm và 0,68g PO43-/g than từ trấu.