Nấm linh chi đen (Amauroderma) là nguồn cung cấp nhóm hợp chất tự nhiên có giá trị cao trong lĩnh vực sản xuất chất kháng oxi hoá, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất có khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS từ nấm linh chi đen aroderma. Mục tiêu định tính sự hiện diện của các nhóm chất và thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hoá, khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS của 8 loại cao chiết từ 04 loài nấm Amaroderma. Đối tượng và Phương pháp Điều chế cao chiết, điều chế cao phân đoạn. Phương pháp định tính được thực hiện theo mô tả của Sofowora (1996) và Tiwari (2013). Khả năng bắt gốc tự do DPPH được xác định theo phương pháp của Marsden Blois (1958) Khả năng bắt gốc tự do ABTS được xác định theo phương pháp của Re và cộng sự (1999). Kết quả xác định được sự hiện diện của các nhóm chất alkaloid, polyphenol, steroid, terpenoid, saponin, polysaccharid. Trong thử nghiệm xác định khả năng kháng oxi hoá, cao ethanol và cao nước toàn phần của 04 loài nấm này có khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS cao hơn so với các cao chiết từ nấm G.lucidum. Cao chiết ethanol của nấm A.niger có khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS tốt nhất (IC50 lần lượt là 200 μg/mL và 110,16 μg/mL). Trong 5 cao phân đoạn của cao ethanol A.niger, nhóm hợp chất polyphenol (phenolic và flavonoid) tập trung chủ yếu trong phân đoạn ethylacetat thì khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS của cao phân đoạn ethyl acetat là cao nhất trong với các giá trị IC50 lần lượt là 99,0181 μg/mL và 11,95 μg/mL. Kết luận nghiên cứu đánh dấu một tiềm năng mới trong tìm kiếm hoạt chất kháng oxi hóa của một số loài nấm Amaroderma mọc tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk