Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng cho các bệnh nhân xẹp đốt sống ngưc, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện đa khoa Đông Anh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 72 bệnh nhân (97 thân đốt sống) bị lún xẹp do loãng xương được tiến hành bơm xi măng có bóng tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh từ tháng 11/2020-11/2021. Kết quả Tuổi trung bình 72,86±8,20 (60-93), chủ yếu 70‐79 tuổi (59,72%). Tỷ lệ nữ/ nam 3,2/1, 100% loãng xương với T score ≤‐2,5. Đau do loãng xương đơn thuần 13,89%, có yếu tố chấn thương chiếm 86,11%. 100% bệnh nhân giảm đau ở ngày đầu tiên sau bơm. Điểm VAS trước mổ là 7,72±1,17, sau mổ 1 ngày là 2,67±0,67 và sau 3 tháng là 1,36 ± 0,71. Sau 3 tháng, phân loại kết quả điều trị theo tiêu chuẩn MacNab 64/72BN (88,89%)đạt kết quả tốt và khá, 8/72BN (11,11%) đạt trung bình, không có BN đạt kết quả kém. Góc Cobb trước khi tiến hành bơm xi măng là 17,36± 8,450 và sau khi tiến hành bơm xi măng có bóng là 11,23±6,620. Biến chứng tràn xi măng trong mổ gồm có tỷ lệ bệnh nhân tràn xi măng qua bờ trước thân đốt sống là 9/97 (9,27%) và tràn vào đĩa đệm là 5/97 (5,15%). Kết luận Phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tạo hình thân đốt sống là một phương pháp can thiệp tối thiểu, an toàn có hiệu quả cao trong việc giảm đau ở bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng xương.