Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với thời gian theo dõi 03 tháng tại bệnh viện huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 170 bệnh nhân THA đang được điều trị ngoại trú và huyết áp chưa được kiểm soát được (≥ 140/90 mmHg) được phân vào 2 nhóm, nhóm can thiệp tư vấn của điều dưỡng (85 bệnh nhân) và nhóm chăm sóc thường quy (85 bệnh nhân). BN nhóm can thiệp tái khám định kỳ theo thường quy và được điều dưỡng tư vấn 1 tháng một lần, nội dung bao gồm đo HA, đánh giá thực hành thay đổi lối sống, ước tính tuân thủ thuốc và giáo dục cho bệnh nhân về bệnh tật, cách điều trị và thay đổi lối sống thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi KAP (đánh giá hiểu biết và thực hành lối sống), thang điểm Morisky 8 câu hỏi (để đánh giá tuân thủ điều trị), bộ tranh lật (để tư vấn sâu cho bệnh nhân nhóm can thiệp). Bệnh nhân nhóm chứng được tái khám định kỳ như thường quy mà không có sự tư vấn của điều dưỡng. Kết cục chính là sự khác biệt về huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm theo dõi 03 tháng.Kết quả Sau 03 tháng can thiệp, tỷ lệ đạt huyếtáp mục tiêu ở nhóm can thiệp là 45.9%, cao hơn ở nhóm chứng (36.5%), tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p >
0.05. Ở nhóm can thiệp, huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình sau can thiệp lần lượt là 142,4 ± 16,9 mmHg và 78,9 ± 11,8 mmHg, thấp hơn so với huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình trước khi can thiệp là 156,9 ± 9,5 mmHg và 82,6 ± 11,0 mmHg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với <
0,05. Ở nhóm can thiệp tỷ lệ tuân thủ điều trị tính theo thang điểm Morisky từ 70,6% trước can thiệp tăng lên 91,8% sau can thiệp, ở nhóm chứng tỷ lệ này tăng lên không đáng kể sau can thiệp (88,8% so với 81,2%), p >
0.05.