Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau ăn sống tại địa bàn thành phố huế và các vùng phụ cận

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Dung Hồ, Đinh Thùy Khương Nguyễn, Thị Hoa Nguyễn, Thu Lê NguyễnThị, Hoàng Sơn Hưng Phạm, Long Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Đại học Huế, 2022

Mô tả vật lý: 2928-2935

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436221

Nghiên cứu này được thực hiệnđể điều tra mức độ ô nhiễm trứng ký sinh trùng trên các loại rau ăn sống tại địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận. Trứng ký sinh trùng được phát hiện bằng phương pháp phù nổi và phương pháplắng cặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung các loại ký sinh trùng trên rau là 90,58%. Rau ăn sống bị nhiễm nhiều loài ký sinh trùng khác nhau bao gồm các loài giun tròn (Toxocara spp., Ancylostoma spp., Trichuris vulpis, Capillaria spp., Enterobius vermicularis, Ascarid lumbricodes), sán lá (Fasciola spp., Clonorchis sinensis), sán dây (Taenia spp., Dipylydium caninum) và cầu trùng (Eimeria spp., Isospora spp.). 10 loại rau ăn sống phổ biến bao gồm rau muống, rau dền, rau húng quế, rau cải, rau diếp cá, ngò gai, rau má, rau răm, rau tía tô và rau xà lách đều bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao, dao động từ 77,77% đến 100%. Không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau theo nguồn nước và phân bón. Rau được tưới bằng nước giếng, nước máy, nước sông hồ cho tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tương đương nhau, lần lượt là 91,3, 81,81 và 92,85%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các mẫu rau được bón phân chuồng và không bón phân chuồng lần lượt là 91,49 và 90,11%
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH