Biểu hiện gen Melatonin-R1a trên mẫu mô buồng trứng và phức hợp Cumulus-tế bào trứng heo ở các giai đoạn phát triển khác nhau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Hà Mi Ngô, Ngọc Tấn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 45329

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436258

 Nghiên cứu nhằm đánh giá sự biểu hiện gen Melatonin-R1A (gen thụ thể Melatonin receptor 1A-MTNR1A hoặc MT1) ở mức độ mRNA trên mẫu mô buồng trứng theo từng giai đoạn phát triển sinh lý của nang noãn, trên phức hợp cumulus-tế bào trứng (cumulus oocyte complexes-COC), tế bào cumulus (CC) và tế bào trứng (DO) tại các thời điểm khác nhau theo quá trình nuôi cấy thành thục nhân tế bào trứng heo in vitro. Mẫu mô thu nhận chứa nang noãn nhỏ (7mm), hoặc phức hợp COC thu nhận theo thời điểm 0, 22 và 44 giờ sau nuôi cấy hoặc tế bào trứng và tế bào cumulus thu nhận theo thời điểm 22 giờ sau nuôi cấy. Ly trích RNA và áp dụng kỹ thuật one-step RT-PCR để khuyếch đại đoạn gen mục tiêu của MTNR1A với kích thước 388bp, sử dụng đoạn gen GAPDH với kích thước 187bp như là đối chứng nội. Sử dụng kỹ thuật bán định lượng mức độ biểu hiện bằng phần mềm ImageJ để xác định điểm ảnh cho băng biểu hiện mRNA của gen MTNR1A và GAPDH trên ảnh điện di. Kết quả cho thấy sự biểu hiện gen MTNR1A ở mức mRNA thấp nhất trong mẫu mô có chứa nang noãn nhỏ (0,72±0,14), cao dần ở nang noãn trung bình (1,20±0,06) và cao nhất ở nang noãn lớn (1,53±0,19), sự khác biệt có ý nghĩa (<
 0,05) về mức độ biểu hiện giữa mẫu mô chứa nang noãn nhỏ và mẫu mô chứa nang noãn lớn. Đối với phức hợp COC theo giai đoạn nuôi cấy, cho thấy sự biểu hiện mRNA của MTNR1A thấp nhất ở 0h (0,59±0,06), cao nhất ở 22h (1,32±0,21) và có xu hướng giảm dần ở 44h (0,72±0,18) sau nuôi cấy, sự khác biệt có ý nghĩa ở giai đoạn 0h so với giai đoạn 22h sau nuôi cấy. Tại thời điểm 22h sau nuôi cấy, biểu hiện mRNA của MTNR1A ở tế bào trứng (0,08±0,02) thấp hơn đáng kể (<
 0,05) so với mức biểu hiện ở tế bào CC (1,05±0,05). Biểu hiện gen MTNR1A có liên quan đến quá trình thành thục tế bào trứng và có thể được xem là cơ sở để sử dụng hormone melatonin vào môi trường nuôi cấy nhằm cải thiện hiệu quả nuôi cấy tế bào trứng in vitro.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH