Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc thiểu sô (DTTS) chủ yếu sinh sổng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tại mỗi khu vực biên giới, đa phần các tộc người đều có mối quan hệ thân tộc, đồng tộc với phía bên kia biên giới. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các DTTS ở khu vực biên giới vẫn đang ở mức độ thấp so với các vùng khác. Trong những năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, xu hướng chung ở khu vực biên giới là sự gia tăng tần suất di cư làm ăn xuyên biên giới. Hiện nay, đối với đồng bào DTTS sinh sống tại khu vực vùng biên giới, đất đai vẫn đang là yếu tố quan trọng nhất, quyết định mạnh mẽ tới cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, tại một số nơi vẫn còn tình trạng người dân thiếu đất sản xuất hoặc có mâu thuẫn liên quan tới đất đai. Vì vậy, trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay, Nhà nước cần tập trung đầu tư các nguồn lực cùng các chính sách có tính đột phá, nhất là các chính sách liên quan tới đất đai để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới nhằm đảm bảo cho người dân nơi đây có cuộc sống ổn định, từ đó thiết lập nền tảng vững chắc cho khu vực biên cương của Tổ quốc.