Bài viết phân tích tình hình phát triển kinh tế tư nhân (doanh nghiệp ngoài nhà nước) của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, giai đoạn 2017 - 2021, kinh tế tư nhân đã đạt được những kết quả khích lệ cả về số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn đầu tư và giải quyết việc làm cho xã hội. Kinh tế tư nhân đã đóng góp trên 39% GDP, hơn 29% ngân sách nhà nước, thu hút hơn 85% lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn trong tổng doanh nghiệp đang hoạt động còn thấp (6,2%)
tình trạng không chính thức của khu vực kinh tế tư nhân còn chiếm tỷ lệ cao (88,7%)
chất lượng tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận thấp
năng suất lao động còn thấp
sự liên minh, liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa chặt chẽ. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đã đề xuất 6 giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam gồm (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(2) Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống doanh nghiệp quy mô vừa và lớn tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu
(3) Xây dựng lộ trình chính thức hóa hộ kinh doanh
(4) Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế
(5) Xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực vốn đầu tư nước ngoài với khu vực tư nhân trong nước
(6) Đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh và nâng cao trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.