Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 5/2015 với 473 trẻ 5 tuổi tại 9 trường mầm non và 476 trẻ 12 tuổi tại 9 trường trung học cơ sở ở huyện. Nghiên cứu theo phương pháp điều tra và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ 5 tuổi tỷ lệ sâu răng ở mức trung bình (59,8%)
nam (62%) cao hơn nữ (57,2%) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>
0,05)
Sâu-mất-trám răng ở mức độ trung bình (2,71±3,22), trong đó chủ yếu là chỉ số sâu, chỉ số mất không có, chỉ số trám rất ít
Sâu-mất-trám mặt răng trung bình khá cao (8,36±11,5)
Nhu cầu điều trị 0,52 răng/1 trẻ cần trám 1 mặt răng, 0,79 răng/1 trẻ cần trám 2 mặt răng. Trẻ 12 tuổi tỷ lệ sâu răng ở mức độ thấp (14,3%)
nam (11,6%) thấp hơn nữ (16,9 %) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>
0,05). Sâu-mất-trám răng ở mức độ rất thấp (0,21±0,56) và Sâu-mất-trám mặt răng ở mức rất thấp (0,45±1,56). Nhu cầu điều trị 0,13 răng/1 trẻ cần trám 1 mặt răng
0,04 răng/1 trẻ cần trám 2 mặt răng.