Đánh giá sự thay đổi các thông số của sóng F trong trường hợp chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 2 nhóm nhóm chứng gồm 30 kết quả điện sinh lý thần kinh - cơ của đối tượng không có bệnh lý thần kinh ngoại biên
nhóm bệnh gồm 60 kết quả điện sinh lý thần kinh - cơ của các bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ (30 kết quả) hoặc đốt sống thắt lưng (30 kết quả) trên lâm sàng. Các chỉ số sóng F được ghi trên tứ chi ở cả hai nhóm nghiên cứu bởi một người đo bằng máy điện cơ Nicolet Viking Quest/ Natus. Kết quả thời gian tiềm ngắn nhất sóng F kéo dài ở chi trên từ 11-33%
ở chi dưới từ 0-8%, giảm tần số xuất hiện sóng F ở dây giữa là 76%, dây trụ là 39%, dây mác là 26%, dây chày là 0%. Chênh lệch tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh củadây thần kinh giữa (93%) và thần kinh mác (81%) chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ này ở dây trụ chiếm 57%, ở dây chày không có sự chênh lệch. Kết luận Để tránh bỏ sót chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh, cần phối hợp xem xét tất cả các chỉ số của sóng F. Trong các thông số, cần so sánh sự khác biệt về tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh, đây là chỉ số nhạy nhất, sau đó là dấu hiệu giảm tần số xuất hiện sóng F, chỉ số kéo dài thời gian tiềm ngắn nhất của sóng F xuất hiện không thường xuyên.