Chuột lang (Cavia porcellus) là động vật thí nghiệm phổ biến trong các thử nghiệm về vắc xin và sinh phẩm y tế nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục để làm cơ sở cho việc chọn lọc và nâng cao năng suất chăn nuôi chuột lang dùng làm động vật thí nghiệm. Một số đặc điểm ngoại hình của chuột được quan sát từng cá thể bằng mắt thường ở thời điểm sơ sinh và trưởng thành. Kích thước các chiều đo cơ thể được đo trên chuột đực và chuột cái trưởng thành. Xác định các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của 50 chuột cái và 50 chuột đực đưa vào ghép phối ở lứa đầu theo các phương pháp thường quy. Chuột lang có nhiều kiểu ngoại hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lông màu trắng (57,14 và 51,38%), mắt màu đen (52,75 và 58,72%) và tai thẳng (86,81 và 89,91%) lần lượt với chuột đực và chuột cái. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo cơ thể của chuột đực là lớn hơn so với chuột cái (<
0,05). Dòng chuột lang nuôi tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có các đặc điểm về sinh lý sinh dục đặc trưng của giống, tuy nhiên khoảng cách lứa đẻ dài (105,46 ngày) và số lứa/năm thấp (3,45 lứa). Chuột cái mang thai và nuôi con cần được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để giảm hao hụt và rút ngắn thời gian chờ phối.