Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) ở mật độ khác nhau theo công nghệ biofloc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mỹ Án Cao, Quốc Việt Lê, Văn Khánh Lý, Ngọc Hải Trần, Nguyễn Duy Khoa Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 110 - 116

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436464

 Nghiên cứu nhằm xác định mật độ cá nâu thích hợp trong mô hình nuôi ghép với tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc (C N = 12 1). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức ở 04 mật độ cá nâu khác nhau (0
  20
  30 và 40 con/m³) và mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng là 300 con/m3, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể nuôi có thể tích 0,5 m³, độ mặn 15‰, tôm thẻ và cá nâu được nuôi trong bể riêng, nước từ bể nuôi tôm thẻ chân trắng chảy tràn qua bể nuôi cá nâu và được bơm cấp lại bể nuôi tôm thẻ chân trắng. Kích thước trung bình tôm thẻ chân trắng và cá nâu bố trí lần lượt là 1,95 ± 0,21 g và 35,9 ± 5,20 g. Sau 9 tuần nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng và cá nâu, đặc biệt TAN, nitrite và bioflocs ở nghiệm thức có cá nâu được cải thiện đáng kể so với đối chứng (p <
  0,05). Tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá nâu ở mật độ 30 con/m3cho thấy tôm tăng trưởng tốt (20,9 g/con) và tỷ lệ sống (79,3%) cao hơn các nghiệm thức khác (p <
  0,05). Tuy nhiên, năng suất, FCR, khối lượng, tốc độ tăng trưởng tôm ở tất cả các nghiệm thức không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH