Khảo sát tổn thương dạng polyp ở đại trực tràng bằng nội soi và mô bệnh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Duy Nguyễn, Thị Yến Nhi Tăng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 144-148

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436471

 Xác định tỉ lệ các loại polip đại trực tràng bằng nội soi và giải phẫu bệnh lý của tổn thương dạng polip đại trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán, có kết quả nội soi và mô bệnh học là polip ĐTT tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả Qua nội soi ghi nhận 67,2% bệnh nhân có polip ĐTT không cuống, vị trí thường gặp nhất là đại tràng sigma (38,1%). Trong số 80 bệnh nhân phát hiện có 53 bệnh nhân có polip đơnđộc (66,3%), 27 bệnh nhân có đa polip (33,7%). Kích thước polip <
  10 mm chiếm nhiều nhất (83,6%). Về bề mặt polip của nhóm nghiên cứu, tỉ lệ polip có bề mặt trơn láng 78,4%
  polip có bề mặt phù nề sung huyết 15,7%
  polip có bề mặt sần sùi 5,9%. Xét về mô bệnh học có 60% nhóm polip không tân sinh, 40% polip tân sinh. Có 9/80 bênh nhân có polip nghịch sản, chiếm 11,3%. Kết luận Kết quả nghiên cứu ghi nhận, trong số 80 bệnh nhân có polip vị trí thường gặp nhất là đại tràng sigma chiếm 38,1%, trực tràng 25,4%. Polip tân sinh 40% trong đó polip u tuyến ống chiếm 81,3%, polip u tuyến ống nhánh 6,3%, polip u tuyến nhánh 3,1%, polip ung thư hóa 9,3%.Theo mức độ nghịch sản, 100% bệnh nhân có nghịch sản ở nhóm polip tân sinh đã đặt ra vấn đề cấp bách cho việc khám sức khỏe định kỳ những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt những trường hợp tiêu ra máu, đau bụng kéo dài để phát hiện và điều trị sớm polip đại trực tràng tránh nguy cơ diễn tiến thành ung thư.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH