Đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thiện Hà, Công Định Lê, Xuân Toàn Lê, Hải Thành Nguyễn, Thị Kim Vui Nguyễn, Thị Liệu Nguyễn, Tiến Hùng Phạm, Xuân Đỉnh Phạm, Đức Bình Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 36-44

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436480

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Huỷnh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% rất thấp từ 0,6 - 1,3%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố đã hình thành 2 ưu hợp ở trạng thái rừng thường xanh giàu và trạng thái rừng thường xanh trung bình của tỉnh Quảng Ngãi. Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 26 - 213 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình. Số loài cây tái sinh dao động từ 30 - 55 loài và số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành dao động 4 - 6 loài. Huỷnh tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% dao động từ 0,6 - 2,2%. Cây tái sinh của Huỷnh trong các trạng thái rừng tuân theo quy luật đào thải tự nhiên theo phân cấp chiều cao và cây tái sinh triển vọng Huỷnh có chiều cao lớn hơn 2 m trong các trạng thái rừng chiếm tỷ lệ rất ít. Keywords Structure, Tarrietia javanica, regeneration, South Central. Structural and regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume i
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH