Tại Việt Nam, hiện chưa có ứng dụng di động (ƯDDĐ) về bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) được phát triển. Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân GERD khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mậtnhằm mô tả trải nghiệm khi tìm kiếm thông tin về bệnh và nhu cầu sử dụng ƯDDĐ trong quản lý bệnh GERD từ tháng 04/2020 đến tháng 6/2020. Trong 485 bệnh nhân thu tuyển, 56,5% từng tìm hiểu về GERD, tỷ lệ cao hơnở đối tượng có trình độ học vấn trên cấp 3 và ở thành thị. 49,1% bệnh nhân có nhu cầu sử dụngƯDDĐ, tỷ lệ cao hơn ở đối tượng ở thành thị (OR=1,45
95%CI1,01-2,09), trình độ học vấn trên cấp 3 (OR=1,66
95%CI1,06-2,61), điểm GERDQ≥ 8 (OR=1,60
95%CI1,10-2,32). Đa số bệnh nhân đề xuất các nội dung cho ƯDDĐchế độ ăn uống, sinh hoạt, tương tác bác sỹ, kiến thức về bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng ƯDDĐ cao ở các bệnh nhân, đồng thời đưa ra gợi ý các tính năng cần thiết để phát triển ƯDDĐ.