Nghiên cứu này phân tích khó khăn tâm lý của 1.762 học sinh trung học cơ sở ở hai thành phố Móng Cái và Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh (độ tuổi trung bình là 13,02 tuổi SD = 1,22). Phương pháp chính được sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bằng bảng hỏi điểm mạnh và những khó khăn (SDQ) phiên bản dành cho thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh có khó khăn là 13,5%, học sinh khó khăn ở mức ranh giới là 17,8%. Học sinh có khó khăn nhiều nhất ở khía cạnh cảm xúc (13,1%) và khó khăn ít nhất ở khía cạnh tăng động giảm chú ý (6,9%). Kết quả cũng chỉ ra sự khác biệt về khó khăn tâm lý của học sinh theo địa bàn, giới tính, học lực và năm học.