Ảnh hưởng của phân dế mèn đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ớt chỉ thiên TN16 trồng chậu tại An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vĩnh Sang Trần, Thị Tuyết Loan Văng, Thị Xuân Tuyền Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 71 - 77

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436600

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân Dế Mèn đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất giống ớt Chỉ thiên TN16. Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 công thức phân Dế Mèn liều lượng 1 tấn/ha kết hợp với 70%, 50% và 30% phân hóa học, công thức 100% phân Dế Mèn và đối chứng sử dụng 100% phân hóa học. Kết quả cho thấy, công thức sử dụng phân Dế Mèn kết hợp với ba mức phân hóa học 70%, 50% và 30% cho chiều cao cây, đường kính thân, đường kính tán, chỉ số diệp lục tố và chiều dài quả ớt không khác biệt so với công thức phân hóa học theo liều lượng khuyến cáo. Về năng suất, công thức sử dụng phân Dế Mèn kết hợp với 70% phân hóa học cho năng suất 3,86 tấn/ha, cao tương đương với công thức chỉ sử dụng phân hóa học được khuyến cáo là 4,09 tấn/ha và cao hơn công thức sử dụng phân Dế Mèn kết hợp với 50% và 30% phân hóa học cho năng suất tương ứng là 2,11 và 1,83 tấn/ha. Bên cạnh đó, công thức này có lượngcarotenoid tổng trong quả cao vượt trội là 0,42 mg/gram và hàm lượng vitamin C là 240,95 mg/100 gram so với công thức phân hóa học. Như vậy, sử dụng phân Dế Mèn với liều lượng 1 tấn kết hợp với sử dụng 154 kg N - 126 kg P2O5 - 168 kg K2O/ha phân hóa học thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và giúp tăng chất lượng quả ớt Chỉ thiên trồng chậu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH