Lập cơ sở dữ liệu rừng trồng bảo tồn và cảnh quan tại Trường Đại học Tây Nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Nhân Đặng, Đình Bảo Hồ, Thái Học Lê, Xuân Sơn Lê, Thế Sơn Ngô, Hải Đăng Nguyễn, Thị Xuân Phấn Trần, Pha Buôn Krông Y

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên), 2022

Mô tả vật lý: 28-34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436671

Tây Nguyên là khu vực có tính đa dạng sinh học cao trong cả nước với tỉ lệ che phủ rừng cao, trải dài trên nhiều hệ sinh thái đặc thù khác nhau nên đa dạng về thực vật thân gỗ khu vực này rất lớn. Trường Đại học Tây Nguyên có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lâm nghiệp nên nhà trường đã thiết lập đề án xây dựng rừng trồng bảo tồn và cảnh quan Tại trường Đại học Tây Nguyên. Để quản lý hệ thống các cây trồng theo các kiểu rừng một cách có hệ thống thì cần thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ, quản lý và cập nhật thông tin cho các cây trồng. Đã có 729 cây trồng thuộc 47 loài cây thuộc 4 kiểu rừng đặc trưng ở Tây Nguyên. Các cây trồng được bố trí trong 10 lô trồng rừng và được thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần mềm MS Excel và liên kết với phần mềm mã nguồn mở QGIS để quản lý dữ liệu thuộc tính và không gian của dữ liệu cây trồng. Dữ liệu được cập nhật trực tiếp vào môi trường Excel và được liên kết với với QGIS thông qua mã ID của các cây trồng. Việc quản lý dữ liệu trên phần mềm Excel và QGIS sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong quản lý dữ liệu về cây trồng rừng bảo tồn và cảnh quan tại trường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH