Một số yếu tố liên quan tỷ lệ dương tính giả của sàng lọc suy giáp trạng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thúy Lan Diệp, Ngọc Khánh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.4 Diseases of hematopoietic, lymphatic, glandular systems Diseases of endocrine system

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 190-193

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436725

 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ dương tính giả của sàng lọc suy giáp bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu trên 159 trẻ em qua sàng lọc sơ sinh máu gót chân có kết quả nồng độ TSH ≥ 10 mUI/L. Kết quả Tỷ lệ dương tính giả là 21,4%. Giá trị dự đoán dương tính ở mức TSH ≥ 10 mUI/L, ≥ 18 mUI/L, ≥ 20 mUI/L, ≥ 30 mUI/L, ≥ 40 mUI/L là 78,6%, 80,8%, 81,7%, 84,9%, 86%. Các yếu tố liên quan tỉ lệ dương tính giả như Tuổi thai <
 37 tuần có tỷ lệ dương tính giả cao gấp 5,41 lần so với nhóm ≥ 37 tuần (OR=5,41
  95%CI 1,23 - 24,76). Thời gian lấy mẫu sau sinh <
  48h có tỷ lệ dương tính giả cao gấp 2,01 lần so với nhóm ≥ 48 giờ (OR=2,01
  95%CI 1,27 - 3,11). Kết luận Tỷ lệ dương tính giả trong nghiên cứu với mức TSH ≥ 10 mUI/L là có thể chấp nhận được với chương trình sàng lọc sơ sinh. Việc lấy mẫu sàng lọc sơ sinh sau 48 tiếng có thể hạn chế tỷ lệ dương tính giả.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH