Nhiễm khuẩn bàn chân đái tháo đường (BCĐTĐ) là nguyên nhân chính dẫn đến cắt cụt chi dưới và có thể gây tử vong. Việc xác định đặc điểm vết loét, phân độ nhiễm khuẩn, đánh giá vi sinh là cơ sở cho việc điều trị hiệu quả trên bệnh nhân (BN).Khảo sát đặc điểm vết loét, các căn nguyên vi khuẩn ở BN nhiễm khuẩn BCĐTĐ và tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn.Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 118 hồ sơ bệnh án (HSBA) của BN đái tháo đường (ĐTĐ) và được chẩn đoán nhiễm khuẩn BCĐTĐ từ 01/06/2020 đến 31/12/2021 tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.Tỷ lệ nhiễm khuẩn nặng theo phân độ IDSA 2012/ IWGDF 2019 khá cao (73,7%), nhiễm khuẩn trung bình là 26,3%. S.aureus nhạy methicillin (MSSA) là chủng vi khuẩn phân lập được nhiều nhất (35,29%), S.aureus khángmethicillin (MRSA) chiếm (23,53%), Klebsiella spp (9,41%), P. aeruginosa (5,88%). MRSA còn nhạy cảm gần 100% với vancomycin, linezolid, teicoplanin. P. aeruginosa gần như đề kháng với hầu hết các kháng sinh trừ amikacin, tobramycin, ciprofloxacin, levofloxacin.Mức độ nhiễm khuẩn nặng trên BN BCĐTĐ chiếm đa số, với căn nguyên S. aureus chiếm tỷ lệ cao. Do đó, cần sử dụng phác đồ kháng sinh kinh nghiệm có phổ trên MRSA/MSSA trên BN BCĐTĐ để nâng cao hiệu quả điều trị.