Để mô tả có hệ thống cấu trúc, nội dung và hiệu quả của các GDQLĐ quản lý cơn đau cho người bệnh ung thư. Một đánh giá có hệ thống các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng từ năm 2010 đến tháng 5/2022, được thực hiện bằng cách sử dụng các từ khóa tiếng anh "Self-Management of Cancer Pain" hoặc "Pain Self-management Intervention for cancer Patients" hoặc "Pain education interventions for cancer patients" hoặc "Pain Self-management education interventions for cancer patients" trên cơ sở dữ liệu điện tử Google và/hoặc Google Scholar, Science Direct, PubMed vv...Có 19 bài báo thử nghiệm lâm sàng đã được sử dụng để phân tích, trong đó 17 thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, 02 nghiên cứu bán thử nghiệm. Thành phần cấu trúc và nội dung của các can thiệp là đa dạng, có 09 thành phần cấu trúc và 14 thành phần nội dung đã được xác định. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm hoặc trong cùng nhóm can thiệp được tìm thấy Mức độ đau tệ nhất (8/11 nghiên cứu, 72,73%), mức độ đau trung bình (10/13 nghiên cứu, 76,92%), mức độ đau nhẹ nhất (4/5 nghiên cứu, 80%) và mức độ đau hiện tại (5/5 nghiên cứu, 100%)
can thiệp của cơn đau đến các hoạt động hằng ngày (4/7 nghiên cứu 57,14%), chất lượng cuộc sống (5/11 nghiên cứu, 45,45%), kiến thức/các rào cản về cơn đau (09/13 nghiên cứu, 69,23%)
hiệu quả tự giảm đau (03/5 nghiên cứu, 60%)
tuân thủ điều trị thuốc (02/3 nghiên cứu,66,67%). Các chương trình can thiệp giáo dục quản lý đau cho người bệnh ung thư đa dạng về cấu trúc và nội dung. Can thiệp giáo dục quản lý đau đã có hiệu quả cải thiện mức độ đau, sự can thiệp của cơn đau đến các hoạt động hằng ngày, chất lượng cuộc sống, kiến thức/rào cản, hiệu quả tự giảm đau và sự tuân thủ thuốc điều trị của người bệnh ung thư.