Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Tuệ Lê, Thị Thu An Lê, Phi Nam Nguyễn, Tử Minh Nguyễn, Văn Huy Nguyễn, Thị Thu Sương Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 161-168

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436773

Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn tự nhiên, tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá nâu phân bố ở đầm phá Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm theo chiều dài toàn thân lần lượt là 14 cm. Kết quả phân tích chỉ ra rằng thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá nâu thay đổi theo nhóm kích thước. Cá ăn tạp ở giai đoạn chiều dài 8,5 cm. Bậc độ no ở nhóm cá có chiều dài 8,5 - 14 cm là cao nhất đến nhóm cá 14 cm. Phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy cá nâu là loài ăn tạp với 6 nhóm thức ăn chính gồm tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ, động vật nổi, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, trong đó, ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá nâu cho kết quả hệ số a là 0,062 và số mũ b của phương trình 2,75, với hệ số tương quan R2 = 0,9686. Giá trị b nhỏ hơn 3 chỉ cho thấy sự sinh trưởng không đồng nhất của cá nâu và giải thích sự tăng về khối lượng không tương ứng với sự gia tăng về chiều dài.Yếu tố điều kiện (K) thay đổi từ 2,97 đến 3,37 chứng tỏ sự ổn định về môi trường sống và thức ăn tự nhiên của cá ở đầm phá Tam Giang.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH