Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng giúp nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh. Mục tiêu Xác định kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ hít sặc của điều dưỡng trước khi tập huấn
Đánh giá hiệu quả nâng cao KAP của điều dưỡng sau khi tập huấn về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ hít sặc. Đối tượng và Phương pháp Can thiệp bằng một chương trình tập huấn về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng được thiết kế với 12 buổi lặp lại, thời gian 60 phút cho mỗi buổi dành cho điều dưỡng chăm sóc tại 08 khoa lâm sàng, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 09/2022 đến tháng 12/2022. Bộ câu hỏi tự khai báo được điều dưỡng thực hiện trước và 24 giờ sau tập huấn. Kết quả Trước khi tập huấn, 83,2% điều dưỡng có kiến thức ở mức độ trung bình, 87,5% đạt thái độ tốt và 91,2% thực hành tốt về phòng ngừa hítsặc khi ăn qua đường miệng trên người bệnh có nguy cơ. Chương trình tập huấn giúp nâng cao kiến thức với trung bình độ khác biệt là 5,69 (± 3,89), và nâng cao thái độ của điều dưỡng với trung bình độ khác biệt là 3,51 (± 2,98). Bên cạnh đó không có sự thay đổi nhiều về thực hành ngay sau tập huấn.