Mô tả tiên lượng sau ít nhất 2 năm điều trị của u tế bào mầm ác tính ngoài sọ và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ Tất cả nhữngbệnh nhi được chẩn đoán u tế bào mầm ác tính ngoài sọ tại Khoa Ung Bướu Huyết Học, Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/01/2011 đến 31/07/2019. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm REDCap và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Đánh giá hiệu quả điều trị qua EFS và OS sử dụng phương pháp Kaplan-Meier để ước lượng tỷ lệ sống còn và so sánh bằng phương pháp log-rank test 2 chiều. Giá trị p <
0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Kết quả Chúng tôi ghi nhận 69 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu trong đó u tế bào mầm ác tính tại đường sinh dục chiếm 69,6%. Tổng thời gian theo dõi trung bình là 53,3 tháng, tỉ lệ sống toàn bộ vào 24 tháng và 60 tháng đều là 92,5%
tỉ lệ sống không biến cố vào 24 tháng và 60 tháng đều là 91%. Tỉ lệ tái phát là 5,8%, tỉ lệ bỏ trị hay không tuân thủ điều trị là 11,6%. Tỉ lệ sống toàn bộ u tế bào mầm giai đoạn I-II là 100%, giai đoạn III-IV là 86,2%. Tỉ lệ sống không biến cố u tế bào mầm ác tính ngoài sọ giai đoạn I-II là 97%, giai đoạn III-IV là 86,2%. Các yếu tố có liên quan đến tỉ lệ sống toàn bộ 5 năm thấp là phân tầng nguy cơ, giai đoạn u khi chẩn đoán, tình trạng tăng AFP >
10,000 kU/L, tình trạng LDH >
400 IU/L khi chẩn đoán, tình trạng bỏ trị. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm không biến cố là phân tầngnguy cơ, tình trạng tăng LDH khi chẩn đoán, vị trí khối u. Kết luận U tế bào mầm ác tính ngoài sọ ở trẻ em có tiên lượng rất tốt, tương đương với kết quả điều trị trong nước và khu vực với OS 5 năm là 92,5%
EFS 5 năm là 91%. Các yếu liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm toàn bộ thấp là phân tầng nguy cơ cao, giai đoạn III-IV khi chẩn đoán, tăng AFP >
10,000 kU/L, tăng LDH >
400 IU/L khi cẩn đoán và tình trạng bỏ trị. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm không biến cố thấp là phân tầng nguy cơ cao, tình trạng tăng LDH >
400 IU/L, vị trí khối u ngoài sinh dục.