Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý kim loại nặng trong trầm tích lưu vực sông Sài Gòn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hùng Anh Lê, Xuân Tòng Nguyễn, Thị Bích Vân Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 551 Geology, hydrology, meteorology

Thông tin xuất bản: Các khoa học Trái đất và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023

Mô tả vật lý: 95-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436932

 Trầm tích là môi trường cuối cùng tích lũy kim loại nặng (KLN) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ thống thủy sinh và con người. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hàm lượng tổng, các dạng KLN trong trầm tích tại 13 vị trí lưu vực sông Sài Gòn vào mùa mưa và khô năm 2022. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm và mối tương quan giữa KLN với đặc tính hóa lý trong trầm tích. Phân tích hóa học được áp dụng để xác định các nguồn đóng góp của KLN trong khi các phương pháp tính toán địa hóa (hệ số rủi ro (HQ), chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo), chỉ số tải lượng ô nhiễm (PLI), nhân tố gây ô nhiễm cá nhân (ICF) và toàn cầu (GCF), chỉ số đánh giá rủi ro (RAC)) được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm trong trầm tích sông. Kết quả đánh giá cho thấy Ag, Ba, Mn và Zn là những kim loại rủi ro ô nhiễm cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Hàm lượng tổng KLN trong trầm tích vào mùa mưa dao động từ 109,92-4591,01 mg/kg (Mn >
  Zn >
  Li >
  Ba >
  Ag >
  Cr >
  Cu >
  Pb) và mùa khô từ 0-3117,8 mg/kg (Mn >
  Ag >
  Zn >
  Li >
  Ba >
  Cr >
  Cu >
  Pb). Áp dụng phương pháp chiết tách tuần tự, các dạng kim loại của Ba, Cr, Cu và Li trong các mẫu trầm tích chủ yếu là phần cặn dư (F5) (lên đến 76,53%), chứng minh những nguyên tố này bị chi phối bởi các nguồn tự nhiên do thành phần F5 liên kết với các thành phần có trong môi trường trầm tích gây ô nhiễm KLN. Ngược lại, thành phần chiết Mn bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ hoạt động của con người với thành phần trao đổi (F1) (>
  50%) và liên kết cacbonat (F2) (>
  20%) chiếm ưu thế. Đối với Ag, Pb và Cu chủ yếu ở dạng hữu cơ (F4). Vào mùa khô, trầm tích sông không chứa Pb do không bị cuốn theo dòng chảy nước mưa. Đặc biệt, Zn có sự biến động mạnh giữa các dạng chiết tách vào hai mùa mưa và khô cho thấy tác động từ tự nhiên và con người. Bên cạnh đó, kết quả phân tích thống kê cho thấy pH ảnh hưởng đến hàm lượng Cu và Zn với mối tương quan âm, nhưng không phát hiện mối tương quan giữa các KLN với cát, sét, độ dẫn điện (EC) trong trầm tích sông Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ cho việc thực hiện và thiết kế các chiến lược khắc phục hiệu quả nhằm ngăn chặn rủi ro suy thoái hệ sinh thái sông trong tương lai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH