Phương pháp xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học của Universitas 21 (U21) và bài học đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Quỳnh Lan Mai

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Tạp chí nghiên cứu giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021

Mô tả vật lý: 22-35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436960

 Chất lượng của giáo dục đại học (GDĐH) chỉ được đánh giá qua việc tham gia quá trình học tập. Vì vậy, các trường đại học phải cung cấp đủ thông tin để các sinh viên tương lai lựa chọn. Các bảng xếp hạng trường đại học ra đời đã đáp ứng được yêu cầu này của người học và trường đại học. Các bảng xếp hạng trường đại học quốc tế chủ yếu xét đến các chỉ số phản ánh kết quả của thành tựu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thường bỏ qua các hoạt động nhằm phát triển cộng đồng địa phương. Phương pháp xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học thế giới của nhóm nghiên cứu của Universitas 21 (U21) đã khắc phục được hạn chế này. Bốn thành tố xếp hạng của U21 bao gồm Nguồn lực
  Môi trường chính sách
  Năng lực kết nối
  Kết quả đầu ra. Môi trường chính sách là thành tố mà các nước Đông Nam Á có thứ hạng tốt nhất. Trong các bảng xếp hạng theo bốn thành tố trên, chuẩn hóa theo GDP làm giảm đáng kể điểm số và thứ hạng của các quốc gia có GDP cao, nhưng làm tăng thứ hạng của các quốc gia có GDP thấp. U21 cũng quan sát được mô thức kết nối giữa các cơ sở GDĐH với doanh nghiệp. Ở các nước Đông Nam Á, việc chuyển giao tri thức có tầm quan trọng hơn mối liên kết dưới dạng công bố khoa học chung với doanh nghiệp. Đa số các quốc gia trong xếp hạng của U21 là các quốc gia giàu có và thiên về nghiên cứu. Tác giả phân tích kết quả xếp hạng U21 các năm từ 2017 đến năm 2020 của các quốc gia Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, và rút ra bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH