Mối liên quan giữa đa nhiệm phương tiện truyền thông và trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Trúc Thái, Minh Đức Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 264-269

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436990

Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa đa nhiệm PTTT và tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1-3/2023 tại 4 trường THPT ở 4 quận/huyện với sự tham gia của 1009 học sinh. Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi tự điền bao gồm các nội dung về đặc điểm dân số xã hội, đa nhiệm PTTT bằng thang đo MMM-L và trầm cảm, lo âu, stress thông qua thang đo DASS-21. Kết quả Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 55,8%, 67,9% và 50,2%. Học sinh chủ yếu đa nhiệm khi nhắn tin (97,0%), lướt mạng xã hội (92,9%) và nghe nhạc (90,9%). Ăn uống và làm bài tập về nhà là 2 hoạt động phi truyền thông có tỉ lệ đa nhiệm cao nhất (90,3% và 89,7%). Học sinh đa nhiệm trong khi nhắn tin có chênh lệch mắc trầm cảm, lo âu và stress cao nhất. Trong nhóm hoạt động phi truyền thông, đa nhiệm trong khi làm bài tập về nhà có chênh lệch mắc trầm cảm và lo âu nhiều hơn, đa nhiệm khi đang ăn uống và tự học có chênh lệch mắc stress nhiều hơn. Kết luận Chênh lệch mắc các rối loạn trên khác nhau đối với từng hoạt động đa nhiệm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động sử dụng các PTTT và hành vi lối sống hàng ngày của học sinh để phòngngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH