Xây dựng bản đồ lớp phủ rừng ngập mặn dựa vào chỉ số thực vật trên ảnh planetscope tại huyện tiên yên tỉnh Quảng Ninh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trí Sơn Hà, Hải Hòa Nguyễn, Văn Trường Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 127-138

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 436995

Nghiên cứu tập trung xây dựng bản đồ độ lớp phủ rừng ngập mặn dựa vào chỉ số thực vật tại huyện Tiên Yên.Hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong nhiều vùng ven biển, bảo vệ khỏi sự xói mòn và đợt sóng cơn bão, cung cấp môi trường sống cho các sinh vật thủy sinh học và cung cấp nguồn sinh kế cho cộng đồng người dân địa phương. Nghiên cứu đánh giá việc sử dụng chỉ số thực vật để lập bản đồ độ bao phủ rừng ngập mặn dựa vào dữ liệu PlanetScope. Nghiên cứ u đã thu thập và phân tích ảnh vệ tinh PlanetScope có độ phân giải cao (3m x 3m) để tính toán chỉ số thực vật khác nhau, bao gồm CMRI, NDVI, NDWI, GNDVI, BNDVI, SAVI, IPVI, và EVI2. Các chỉ số này đã được sử dụng để lập bản đồ lớp phủ của rừng ngập mặn ở huyện Tiên Yên và xác định độ chính xác cho từng chỉ số. Kết quả cho thấy NDVI có độ chính xác cao nhất (96,3%) so với các chỉ số khác trong việc lập bản đồ lớp phủ rừng ngập mặn, tiếp theo là chỉ số CMRI tại huyện Tiên Yên.Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tư liệu ảnh viễn thám trong hoạt động giám sát đánh giá rừng ngập mặn cũng như thiết lập các phương án quản lý rừng ngập mặn bền vững tại huyện Tiên Yên. Ngoài ra, nghiên cứu đã gợi mở một số đề xuất về chính sách quản lý tích hợp trong quản lý rừng ngập mặn, cung cấp thông tin về quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững trong bối cảnh tác đôṇ g của biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH