So sánh hiệu quả giữa ppi và h2ra dùng đường uống liên quan đến bệnh lý loét dạ dày tá tràng từ năm 1985 - 2022: một đánh giá có hệ thống và phân tích gộp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Xoa Cao, Hồng Thắm Phạm, Võ Ngọc Minh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 429-440

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437043

Thuốc bảo vệ dạ dày được sử dụng để phòng ngừa, điều trị bệnh loét dạ dày và có thể làm giảm các biến chứng, việc đánh giá về hiệu quả điều trị cũng như tác dụng của thuốc chưa rõ ràng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamin H2 (H2RA) trong điều trị nhưng những nghiên cứu phân tích gộp về vấn đề này còn hạn chế.So sánh hiệu quả dùng đường uống giữa PPI và H2RA trên người bệnh (NB) có vết loét dạ dày (LDD), vết loét tá tràng (LTT) hoặc vết loét trên cả dạ dày và tá tràng.Phân tích gộp được thực hiện bằng cách tìm kiếm các RCT trên 3 nguồn dữ liệu Pubmed, Cochrane, Embase từ 01/01/1985 đến 31/05/2022 (38 năm), công cụ Cochrane Collaboration được sử dụng để đánh giá kết quả.PPI có tác dụng điều trị tốt hơn H2RA trên cả 3 đối tượng. Cụ thể, các kết quả thu được lần lượt ở từng đối tượng NB có biểuhiện LDD đạt 0,30 (KTC 95% 0,21 - 0,44), LTT đạt 0,38 (KTC 95% 0,31 - 0,47), LDD - TT đạt 0,39 (KTC 95% 0,20 - 0,74).Dữ liệu thể hiện cho thấy tác động điều trị của PPI đều có tỷ trọng cao với cỡ mẫu lớn, trong khi đó không có RCT nào ủng hộ điều trị của H2RA.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH