Dân số tăng nhanh đi kèm với quá trình đô thị là nguyên nhân chính tạo ra hàng triệu tấn chất thải rắn. Phương pháp phổ biến và thuận tiện nhất được lựa chọn tại hầu hết các nước đang phát triển để giải quyết vấn đề này là chôn lấp do chi phí cho công nghệ thấp và dễ dàng vận hành. Tuy nhiên, nước rỉ rác từ các ô chôn lấp lại là vấn đề khó khăn đối với các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý môi trường do nồng độ các chất gây ô nhiễm cao. Trong bài nghiên cứu này, một hệ thống keo tụ điện hóa quy mô phòng thí nghiệm với tám điện cực sắt đã được thiết kế để khảo sát hiệu suất loại bỏ TSS và độ màu trong nước rỉ rác Nam Sơn. Một loạt các yếu tố ảnh hưởng cường độ dòng điện, thời gian điện phân, pH ban đầu của nước thải và khoảng cách điện cực đã được nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý. Kết quả cho thấy ở điều kiện tối ưu với cường độ dòng điện 3A, thời gian điện phân 60 phút, pH ban đầu của nước thải bãic hôn lấp 8, khoảng cách điện cực 1cm, hệ thống có thể loại bỏ khoảng 71,6% màu và 39,2% TSS trong nước rỉ rác. Từ khóa Keo tụ điện hóa
nước rỉ rác Nam Sơn
điện cực sắt
TSS
độ màu.