Năng suất sinh sản của bò cái và sinh trưởng của con lai (Zebu x bò vàng địa phương) nuôi tại nông hộ vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Hoàn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 2682-2688

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437174

 Nghiên cứu nhằm đánh giá cơ cấu, năng suất sinh sản của đàn bò cái và sinh trưởng của bê lai 50% Zebu (Red Sindhi x Bò Vàng), (Brahman x Bò Vàng) và 75% Zebu [Red Sindhi x (Red Sindhi x Bò vàng)] và [Brahman x (Brahman x Bò vàng)] nuôi tại nông hộ vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá cơ cấu và năng suất sinh sản của đàn bò cái, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 200 hộ nuôi bò ở 5 huyện/thị xã đại diện cho vùng đông bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu thu thập trên 437 bò cái cho thấy, tỷ lệ bò cái lai Zebu (Red Sindhi x Bò vàng) và (Brahman x Bò vàng) ở các hộ điều tra thuộc vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế tương đối thấp, đặc biệt bò lai Brahman x Bò Vàng (7,63%). Đàn bò cái có khả năng sinh sản tốt, tuổi động dục lần đầu từ 20,9 đến 21,5 tháng
  tuổi phối giống lần đầu từ 22,0 đến 22,8 tháng
  tuổi đẻ lứa đầu 31,7 đến 32,9 tháng
  thời gian động dục lại sau khi đẻ 96,2 đến 98,8 ngày
  khoảng cách lứa đẻ và thời gian phối lại có chửa là 384,6 đến 388,6 ngày và 101,0 đến 102,4 ngày. Để đánh giá sinh trưởng của bê lai, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và xác định khối lượng bằng phương pháp đo các chiều trên 750 bê lai, kết quả cho thấy, bê lai 75% Zebu có khối lượng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cao hơn so với bê lai 50% Zebu. Bê lai giữa [Brahman x (Brahman x Bò vàng)] có khối lượng cao hơn so với bê lai [Red Sindhi x (Red Sindhi x Bò vàng)] nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH