Đa dạng thành phần loài cỏ dại thuộc lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) trong hệ sinh thái đồng ruộng ở tỉnh An Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Quân Đặng, Thành Nghề Lê, Hoài Thanh Nguyễn, Thị Bích Thủy Phạm, Sỹ Nam Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 48 - 59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437202

 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp dữ liệu về các loài cỏ dại thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) trong hệ sinh thái đồng ruộng ở tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và phòng trừ cỏ dại ở các ruộng lúa hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA
  điều tra thực địa và thu mẫu cỏ dại tại 24 ô tiêu chuẩn ở 12 ruộng lúa thuộc 6 huyện, thành phố ở tỉnh An Giang
  so sánh hình thái và phân loại mẫu cây
  phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 85 loài cỏ dại thuộc 67 chi của 32 họ trong lớp Ngọc lan. Chúng được xếp vào 4 nhóm dạng sống, trong đó dạng thân cỏ chiếm ưu thế. Số loài có giá trị sử dụng là 81 loài, chiếm ưu thế là các loài dùng làm thuốc, làm rau ăn và làm thức cho ăn gia súc, gia cầm. Sự phong phú, đa dạng về thành phần loài được ghi nhận cao nhất ở vụ đông - xuân và các ruộng lúa được khảo sát ở huyện Chợ Mới và thành phố Châu Đốc. Tuy thành phần loài đa dạng nhưng chỉ một số ít loài xuất hiện với tần suất cao (nhóm D, E), hầu hết các loài còn lại có tần suất xuất hiện rất thấp (nhóm A). Mật độ cỏ dại thuộc lớp Ngọc lan cao nhất là ở vụ hè - thu (trung bình là 3,59±0,13 chồi/m2) và ở các ruộng lúa được khảo sát ở huyện Châu Phú (trung bình là 5,44±0,16 chồi/m2) và Tri Tôn (trung bình là 5,26±0,12 chồi/m2). Sự phong phú, đa dạng về thành phần loài và mật độ các loài cỏ dại trong các ruộng lúa ít bị ảnh hưởng bởi hệ thống đê bao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH