Vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy thận mạn ngày càng được chú trọng. Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF-36 được các nước châu Âu xây dựng và sử dụng trên nhiều bệnh lý mạn khác nhau. Đề tài nhằm xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích với đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.Kết quả Không có mối tương quan nào giữa chỉ số ure, creatinin, Hb, HATT, HATTr với điểm SF-36, MCS, PCS. Triệu chứng bệnh thận có mối tương quan đồng biến chặt chẽ với điểm SF-36 (với r = 0,567
p <
0,001, có mối tương quan đồng biến khá chặt chẽ giữa gánh nặng bệnh thận với điểm SF-36 (r = 0,566
p <
0,001). Lĩnh vực hỗ trợ xã hội với điểm SF-36, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất cho kết quả có mối tương quan đồng biến giữa điểm SF-36 (r = 0,310
p <
0,001). Lĩnh vực hỗ trợ của nhân viên lọc máu với điểm SF-36, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất cho kết quả có mối tương quan nghịch với điểm SF-36 (r = -0,387
p <
0,001), MCS (r = -0,345
p <
0,001). Kết luận Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với triệu chứng bệnh thận, gánh nặng bệnh thận, hỗ trợ xã hội và chăm sóc của nhân viên lọc. Không có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các chỉ số Ure, creatinine, Hb, HAR, HATTr.