Rò tiêu hóa hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm khoảng 1-2.4% trong tất cả các phẫu thuật bụng, suy dinh dưỡng trên người bệnh rò tiêu hóa chiếm từ 55-90%. Hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có vấn đề dinh dưỡng. Báo cáo can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả cho người bệnh rò tiêu hóa cung lượng cao tại Bệnh viện Bình Dân. Trình bày trường hợp Bệnh nhân nam, 61 tuổi, chẩn đoán xác định suy dinh dưỡng nặng trên người bệnh rò tiêu hóa cung lượng cao. Kết quả Ngày thứ 1-3, rò tiêu hóa cung lượng cao khoảng 1000 ml/ngày, suy dinh dưỡng nặng SGA -C, Albumin máu 21 g/l, nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn, bổ sung đa vi chất. Ngày thứ 4-7, Albumin máu 26 g/l, nuôi ăn tĩnh mạch và khởi động nuôi ăn tiêu hóa bằng nước đường, nước ép trái cây. Ngày thứ 8-20, rò tiêu hóa khoảng 500 ml/ngày, Albumin máu 31 g/l, thay đổi chế độ ăn sang cháo, sữa từ ít tới nhiều,từ loãng tới đặc và nuôi ăn tĩnh mạch. Từ ngày thứ 21, tình trạng dinh dưỡng SGA -B, chế độ ăn sang cơm, sữa và giảm nuôi ăn tĩnh mạch. Đến ngày 34, người bệnh ổn định, được ra viện vớicác triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bình thường, SGA-B, Albumin máu 32 g/l. Can thiệp dinh dưỡng tích cực theo từng giai đoạn của bệnh ở người bệnh rò tiêu hóa cung lượng cao có kết quả tốt.