Đặc điểm sinh học sinh sản cá bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) phân bố ở vùng ven biển từ Tiền Giang đến Sóc Trăng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Viết Văn Mai, Ngọc Hiền Nguyễn, Đắc Định Trần, Thành Toàn Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 166-176

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437405

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá bạc má phân bố tại vùng ven biển từ Tiền Giang đến Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2018. Kết quả phân tích 253 mẫu cá đực và 225 mẫu cá cái cho thấy chiều dài tổng và khối lượng thân cá có mối quan hệ hồi quy theo các phương trình Wcá đực = 0,0067L3,161 và R2 = 0,9291 (khối lượng thân dao động 71,48-186,65 g/cá thể) và Wcá cái=0,0059L3,2112 và R2 = 0,9276 (khối lượng thân dao động 80,47-201,97 g/cá thể). Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá bạc má ở vùng nghên cứu diễn ra quanh năm và tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11. Sức sinh sản tuyệt đối của cá bạc má dao động 14.082-137.308 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá 393±92 trứng/g cá cái với khối lượng thân dao động 80,47-201,97 g/cá thể. Mối quan hệ hồi quy rất chặt chẽ đã được tìm thấy giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá theo phương trình F=0,4654W2,374 (R²=0,9319).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH