Nghiên cứu giai đoạn phồng tự do khi dập thủy tĩnh phôi vật liệu đồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Dương Nguyễn, Thị Thu Nguyễn, Quang Minh Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 620 Engineering and allied operations

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 2022

Mô tả vật lý: 87-92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437421

Dập thủy tĩnh là một trong những công nghệ tiên tiến hiện nay đế tạo hình các sản phẩm dạng ống, dạng tấm. Đây là công nghệ được ứng dụng cao trong các ngành công nghiệp sản xuất vỏ mỏng, đặc biệt là trong công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, chiều sâu của các chi tiết tạo hình bằng phương pháp này lại bị hạn chế bởi ở giai đoạn đầu khi chất lỏng áp suất cao tác dụng vào bề mặt phôi gọi là giai đoạn phồng tự do, tại đó kim loại bị biến mỏng một cách nhanh chóng. Do vậy, việc kiểm soát sự biến mỏng trong giai đoạn này là cần thiết để đảm bảo vật liệu có thể tiếp tục biến dạng trong các giai đoạn sau. Các loại vật liệu được sử dụng trong công nghệ này cũng là những vật liệu phổ biến như trong công nghệ dập truyền thống bao gồm kim loại đen và kim loại màu. Trong đó, vật liệu đồng với đặc tính dẻo được coi là phổ biến hơn cả. Ứng xử của đồng trong quá trình tạo hình bằng phương pháp này vẫn là một vấn đề mới cần được khai thác. Kết hợp các lý do trên, bài báo này sẽ nghiên cứu quá trình phồng tự do khi dập thủy tĩnh phôi tấm vật liệu đồng bằng phương pháp mô phỏng số. Kết quả thể hiện sự ảnh hưởng của áp suất chất lỏng tạo hình đến khả năng tạo hình của vật liệu đồng, gồm chiều sâu tạo hình và biến mỏng trong giai đoạn phồng tự do.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH