Ảnh hưởng của bón vôi, rửa mặn lên tính chất hóa học đất nhiễm mặn và năng suất lúa OM5451 khi tưới mặn ở giai đoạn lúa đẻ nhánh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Quyên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cửu Long, 2022

Mô tả vật lý: 75-83

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437436

 Nghiên cứu được thực hiện tại nhà lưới trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 12/2020 đến tháng 05/2021 nhằm đánh giá sự thay đổi tính chất hóa học đất và năng suất lúa OM5451 khi áp dụng biện pháp rửa mặn sau bón vôi trên đất tưới mặn ở giai đoạn đẻ nhánh. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nhân tố, trong đó nhân tố A (tưới mặn), nhân tố B (bón vôi), nhân tố C (rửa mặn), 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu, 3 cây/chậu. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trên đất nhiễm mặn, rửa mặn chưa làm thay đổi giá trị pH so với không rửa mặn và làm giảm giá trị EC ở giai đoạn 45 NSKC. Kết hợp với rửa mặn sau bón vôi đã làm giảm hàm lượng Na+ trao đổi
  tưới mặn 4‰ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh hay làm đòng đã làm gia tăng hàm lượng Ca2+ trao đoi trong đất. Khỉ kết hợp với rửa mặn làm giảm hàm lượng Ca2+ trao đổi
  Khi tưới mặn 4‰ trong thời gian 7-8 ngày trước khi cấy cho thấy đã ảnh hưởng làm giảm số bông/chậu, số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc, dẫn đến làm giảm đến 60,7% năng suất lúa. Bón vôi CaO từ 1-2 tấn CaO/ha trên đất nhiễm mặn cho thấy có hiệu quả cải thiện làm tăng số bông trên chậu. Xử lý đất nhiễm mặn bằng cách kết hợp với rửa mặn đã làm gia tăng năng suất lúa lên 56,6% so với trường hợp đất mặn không được rửa mặn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH