Xác định và loại trừ hiệu ứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng đo huyết áp lưu động 30 phút tại tuyến y tế cơ sở. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám tại các buồng khám thuộc Khoa Khám bệnh của bệnh viện Nhật Tân thành phố Châu Đốc, trong 8 tháng từ 1/10/2020 cho đến 31/5/2021, có tăng huyết áp mà bác sĩ khám nghĩ đến hiệu ứng áo choàng trắng. Số bản ghi kết quả đo huyết áp lưu động ít nhất 8 lần trong 30 phút là 163. Phương pháp nghiên cứu Thuần tập với Holter HA hiệu Norav, NBP-24 NG
có phân tích so sánh kết quả về tần số tăng huyết áp giữa các phương pháp đo. Kết quả Tổng số có 163 người được ghi huyết áp lưu động 30 phút đầy đủ, trong đó nữ 93, chiếm 57%
tuổi từ 14 đến 86, trung bình là 48,7 ± 14,5. Kết quả đo huyết áp tại buồng khám cho thấy Bác sĩ chẩn đoán có 107 người mắc tăng huyết áp (65,6%). Tuy nhiên sau khi có kết quả đo huyết áp lưu động 30 phút, số bệnh nhân thực sự cần điều trị tăng huyết áp chỉ còn 74 người (45,4%), giảm 33 người (20,2%). Kết luận Nghiên cứu cho thấy phương pháp đo huyết áp lưu động 30 phút giúp phát hiện và giảm hiệu ứng tăng huyết áp áo choàng trắng khoảng 20,2% trong số được chẩn đoán tăng huyết áp tại buồng khám, qua đó giúp chẩn đoán người bệnh tăng huyết áp thực sự sau khi loại trừ tăng huyết áp áo choàng trắng, góp phần giảm chi phí, tác dụng phụ vàgóp phần tăng hiệu quả chữa trị cho người bệnh tăng huyết áp.