Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Khánh Trang Huỳnh, Thị Bích Hà Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 251-256

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437534

 Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ biểu hiện TCTTK ở sản phụ có TCTTTTC và một số yếu tố liên quan. Đối tượng - Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang trên 400 sản phụ có TCTTTTC tại bệnh viện Hùng Vương từ 03/2020 đến 08/2020 với bảng điểm EPDS có điểm cắt 13. Kết quả Tỷ lệ biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là 13,5%
  KTC 95% [10,2 - 16,8]. Qua phân tích hồi quy đa biến các yếu tố, bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến biểu hiện TCTTK của sản phụ có TCTTTTC là (i) Nhóm có chồng với nghề nghiệp không ổn định tăng nguy cơ biểu hiện TCTTK so với nhóm có chồng với nghề nghiệp ổn định, OR = 3,04
  KTC 95% [1,12 - 8,29]. (ii) Nhóm sản phụ có sang chấn tâm lý trong thời gian 2 tuần gần đây tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có sang chấn tâm lý, OR = 5,19
  KTC 95% [2,15 - 12,57]. (iii) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt sức khỏe tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt sức khỏe OR= 2,81
  KTC 95% [1,35 - 5,85]. (iv) Nhóm sản phụ có lo lắng về mặt tinh thần tăng nguy cơ TCTTK so với nhóm không có lo lắng về mặt tinh thần, OR = 8,88
  KTC 95% [2,92 - 26,96]. Kết luận Trầm cảm trong thai kỳ trên sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung là vấn đề cần được quan tâm và cần thêm các nghiên cứu can thiệp trong tương lai
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH