Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl da cam của than hoạt tính chế tạo từ bã đậu nành

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ánh Tuyết Nguyễn, Thị Hậu Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 45645

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437543

 Metyl da cam (MO) là một trong những thuốc nhuộm thuộc họ azo được sử dụng trong công nghiệp dệt may, in ấn, sản xuất giấy... Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra tính ô nhiễm và nguy hại của nó đối với môi trường sinh thái và con người, đặc biệt hợp chất này có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ MO của than chế tạo từ bã đậu nành (TBĐ). Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau khối lượng TBĐ 0,05 g/25mL
  tốc độ lắc 200 vòng/phút
  thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 120 phút ở nhiệt độ phòng (25 ± 10C)
  pH hấp phụ tốt nhất là khoảng 3,0. Khối lượng TBĐ cần thiết cho sự hấp phụ MO tốt nhất là 0,05 g/25mL dung dịch MO. Trong khoảng nhiệt độ khảo sát từ 298 ÷ 323K, xác định được các giá trị ΔGo <
  0
  ΔHo = -122,99 kJ/mol chứng tỏ quá trình là tự xảy ra và tỏa nhiệt. Theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir đã xác định được dung lượng hấp phụ cực đại của TBĐ đối MO là 153,85 mg/g ở 298K. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là hữu ích cho việc mở rộng nguồn nguyên liệu chế tạo than hoạt tính trong tương lai chi phí thấp để loại bỏ thuốc nhuộm trong nước thải công nghiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH