Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 54 mẫu thực phẩm và 216 người (54 người quản lý và 162 người trực tiếp chế biến thực phẩm) tại 54 cơ sở tổ chức bếp ăn tình thương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cho thấy 8/54 (chiếm 14,8%) cơ sở có các mẫu thực phẩm bị ô nhiễm (vượt quá giới hạn cho phép) các chỉ tiêu vi sinh vật (Coliform và E. coli)
tỷ lệ mẫu thực phẩm bị ô nhiễm cả 02 chỉ tiêu Coliform và E. coli là 5,6%, chỉ ô nhiễm chỉ tiêu Coliform hoặc E. coli lần lượt là 3,7% và 5,6%. Có 55,6% cơ sở bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong tổ chức bếp ăn tình thương, trong đó đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất là 51,9%, về trang thiết bị, dụng cụ là 66,7%, về bảo quản thực phẩm là 59,3%, về nguyên liệu sử dụng trong chế biến, nấu là 70,4% và về hồ sơ pháp lý có liên quan là 42,6%. Kiến thức và thực hành chung đạt của đối tượng nghiên cứu là người quản lý và người trực chế biến thực phẩm là 60,2% và 53,2% (trong đó kiến thức và thực hành đúng của người quản lý là 61,1% và 53,7%
của người trực chế biến thực phẩm là 59,9% và 53,1%). Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung của người quản lý và người trực tiếp chế biến thực phẩm, giữa điều kiện bảo đảm ATTP và tỷ lệ mẫu thực phẩm bị ô nhiễm tại các bếp ăn tình thương có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,01)