Nghiên cứu xử lý phân ruồi lính đen thành phân hữu cơ sinh học và đánh giá tác động của nó đến cải thiện độ PH, độ ẩm đất

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Nhật Anh Đặng, Tú Vân Hà, Hoàng Giang Huỳnh, Văn Hà Lâm, Hà Linh Nguyễn, Văn Ai Vy Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 54 - 59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437687

 Quy trình xử lý phân ruổi lính đen kết hợp với than sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học được tiến hành gồm 70% phân ruồi lính đen + 30% than sinh học từ vỏ trấu và chế phẩm ví sinh vật (Bacillus subtilis, Streptomyces sp.) tất cả các nguyên liệu trên được phối trộn đều ủ bán hiếu khí trong 21 ngày có kiểm soát nhiệt độ (65 - 75°C), độ ẩm (50%). Thành phẩm sau khi ủ được đánh giá chất lượng dựa vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01 - 1892009/BNNPTNT về Chất lượng phân bón. Phân ruoi sau xử lý ủ hoai có chất lượng như sau pH 7,23
  OM 57,07 (%)
  Nts 2,46 (%)
  axit humic 3,79 (%)
  axit fulvic 3,55 (%)
  K2Ots 6,94 (%)
  P2O5 ts 5,34 (%) và tỉ lệ C/N 11,74. Về các chỉ tiêu kim loại nặng (Cd, Pb, As và Hg) và vi sinh vật gây hại (Salmonella và E.coli) không phát hiện. Qua đánh giá chất lượng của phần ruồi lính đen đến cải thiện pH và khả năng giữ ẩm trên đất xám, kết quả thực nghiệm cho thấy với lượng bón 6.000 kg/ha trong 14 ngày không tưới nước cho đất, phân ruồi lính đen đã tăng cường khả năng giữ ẩm và cải thiện pH đất tốt hơn so với phân gà xử lý và phân trùn quế khi bón cùng liều lượng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH