Đánh giá mức độ thuận lợi của phẫu thuật răng khôn bằng phương pháp target controlled infusion (TCI) propofol. Đối tượng và Phương pháp thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng. Tiến hành trên 60 bệnh nhân nhổ răng khôn,tuổi 16 - 50, ASA I, II. Nhóm 1 (n = 30) Gây mê toàn thân để tiến hành phẫu thuật tại khoa Gây mê, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Nhóm 2 (n = 30) Sử dụng nồng độ propofol an thần theo đích tại não (Ce) bằng propofol 10%. Phương pháp đánh giá đặc điểm chung, mức độ khó phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo pedersen, thời gian phẫu thuật, mức độ cử động của bệnh nhân theo Ellis, mức độ an thần OAA/S, tổng liều lidocain, mức độ hài lòng của phẫu thuật viên theo VAS. Kết quả Nhóm 2 có tuổi trung bình là 27,17 ± 9,27 năm tương đương nhóm 1 là 27,33±8,62 năm (p>
0,05)
cân nặng trung bình nhóm 2 là 56,67 ± 10,37 kg tương đương nhóm 1 là 55,46 ± 10,15kg (p>
0,05)
tổng liều thuốc tê lidocain là 205.9 ± 24.95mg tương đương nhóm 1 là 191.1 ± 31.14mg (p>
0,05). Nhóm 2 có tổng liều propofoltrung bình là 107.27 ± 13.86 mg thấp hơn nhóm 1 có tổng liều propofol trung bình là 278.5 ± 73.31 (<
0,05), mức an thần nhóm 1 cho phép phẫu thuật (5>
OAA/S ≥ 3),2 nhóm có mức độ khó của răng như nhau thời gian phẫu thuật của 2 nhóm tương đương nhau(p>
0,05), Số bệnh nhân cử động khác nhau không có ý nghĩa (p>
0,05), Mức độ rất hài lòng của PTV ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (<
0,05).