Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) được FAO giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010, nhằm mục đích tăng năng suất bền vững, tăng cường khả năng phục hồi (thích ứng), giảm khí nhà kính (KNK). Một số mô hình đã được chứng minh hiệu quả kinh tế về năng suất cây trồng và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu tiếp cận các mô hình CSA được thiết kế và triển khai tại một số tỉnh thuộc Dự án cải tiến nông nghiệp tưới tiêu Việt Nam VIAIP - WB7 (CS8/TC3/ CPO/2017). Nghiên cứu sử dụng công cụ cần bằng các bon (Ex-ACT tool) để đánh giá lượng các bon. Kết quả đánh giá trong khu vực dự án giữa mô hình CSA và các kịch bản canh tác thông thường cho thấy khả năng giảm thiểu tiềm năng của mô hình cánh đồng mẫu lớn cho canh tác lúa, mô hình sản xuất cây trồng cạn trên đất trồng lúa và mô hình chuyển đổi từ canh tác lúa 2 vụ sang canh tác 1 lúa - 1 màu đạt mức lần lượt là 4,2 tấn CO2e/ha
4,3 tấn CO2e/ha
2,67 tấn CO2e/ha. Nhìn chung, các mô hình CSA được sử dụng phân bón phù hợp, giảm thuốc trừ sâu, quản lý dịch hại theo IPM và đặc biệt là phương pháp tưới ngập xen kẽ theo hướng sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trong việc giảm phát thải KNK và thích ứng với biến đổi khí hậu.