Tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phúc Lam Dương, Thế Nhân Hồ, Minh Phương Nguyễn, Tấn Đạt Nguyễn, Trung Kiên Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 134-139

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437726

 Trầm cảm làm gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống và có nguy cơ tự tử cao. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ trầm cảm và một yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người trưởng thành tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 449 người từ 18-60 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ tháng 9/2016 đến 6/2017. Trầm cảm được đo lường dựa trên thang điểm PHQ-9. Tổng điểm 9 mục dao động từ 0 đến 27 điểm. Tổng điểm 5, 10, 15, 20 tương ứng với các điểm cắt mức độ trầm cảm nhẹ, vừa, nặng, rấtnặng. Kết quả 16% đối tượng tham gia nghiên cứu mắc trầm cảm, với điểm cắt từ 5 trở lên. Có 76,4% đối tượng trầm cảm nhẹ
  18,1% vừa
  4,1% nặng vừa
  1,4% nặng. Bệnh mạn tính (OR=2,79
  p=0,005), tính cách trầm tính/dễ xúc động (OR=3,12
  p=0,002), thất bại trong công việc/học tập (OR=4,40
  <
 0,001)
  tiền sử gia đình có người bị tâm thần (OR=8,93
  p=0,029), gia đình không hạnh phúc (OR=5,61
  p=0,002), người thân mất/bệnh nặng (OR=2,75
  p=0,004) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê liên quan đến trầm cảm. Kết luận Nghiên cứu này cung cấp một tín hiệu báo động cho các chuyên gia y tế và các nhà hoạch định chính sách y tế tại thành phố Cần Thơ sự cần thiết việc phát hiện tốt hơn về bệnh trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người trưởng thành.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH