Nghiên cứu nồng độ glucose dịch màng bụng ở bệnh nhân đang điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thiện Hảo Đoàn, Bùi Bảo Hoàng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2022

Mô tả vật lý: 104-110

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437774

 Lọc màng bụng (LMB) liên tục ngoại trú (CAPD) sử dụng dịch lọc chứa glucose. Vai trò của sự hấp thu glucose từ dịch LMB đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều bất thường về chuyển hóa như rối loạn lipid máu, đề kháng insulin, stress oxi hóa, viêm và sự thay đổi trong nồng độ adipokin ở những bệnh nhân LMB không bị đái tháo đường. Ở Việt Nam, còn ít đề tài nghiên cứu trên đối tượng này nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá một cách tổng quát về lượng glucose hấp thu từ dịch LMB. Mục tiêu (1) Khảo sát nồng độ trung bình glucose hấp thu từ trong dịch LMB so sánh với 3 công thức khác
  (2) Tìm sự ảnh hưởng của nồng độ glucose cao trong dịch lọc đến các chỉ số thiết yếu liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang khảo sát nồng độ glucose hấp thu trong dịch LMB ở 56 BN và so sánh nồng độ glucose được hấp thu qua dịch lọc thực tế với các công thức K/DOQI, Grodstein và 60%. Qua đó khảo sát các yếu tố liên quan về lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả Nồng độ glucose cho vào trong dịch lọc mỗi ngày trung bình 130±19,6 g, với nồng độ glucose trung bình trong dịch lọc MB là 1,79%. Nồng độ glucose được hấp thu là 83,2±24,3 g/ngày (từ 28,6 đến 145,2 g) bởi phương pháp định lượng trực tiếp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 4 phương pháp đánh giá nồng độ glucose hấp thu ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Nồng độ glucose trong dịch LMB càng cao liên quan đến các rối loạn về cholesterol toàn phần, ure, creatinine, acid uric, triglycerid.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH