Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chồi rốn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phước Long Hồ, Gia Nguyễn Lưu, Ngọc Diễm Trinh Nguyễn, Gia Khang Trầm, Việt Hoàng Trần, Như Ý Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2023

Mô tả vật lý: 393-398

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 437792

Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chồi rốn tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhi chồi rốn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả Chồi rốn chủ yếu gặp trẻ 2-12 tháng tuổi. Đặc điểm lâm sàng gồm tỷ lệ nam và nữ là 2/1. Thời gian rụng rốn sau sinh trung bình là 10,7 ± 1,8 ngày. Trong đó trẻ sinh đủ tháng chiếm (90,9%). Lý do đến khám thường vì rỉ dịch rốn chiếm (45,5%) và chảy dịch vàng trong (51,5%). Hình dạng chồi rốn chủ yếu là dạng không cuống (66,7%) với kích thước trung bình là 5,06 ± 0,76mm. Trong 33 bệnh nhi chẩn đoán là chồi rốn không ghi nhận trường hợp nào có tồn tại ống niệu rốn. Kết quả điều trị bằng đốt điện có 100% các trường hợp có kết quả đáp ứng tốt và không tái phát. Trong đó ghi nhận biến chứng bỏng quanh rốn chiếm (18,2%) và đều bỏng độ I. chồi rốn hình dạng không cuống có kết quả điều trị đáp ứng tốt hơn (p=0,002). Kết luận Chồi rốn chủ yếu gặp ở trẻ nhũ nhi và gây chảy dịch rốn ở tất cả các trẻ. Sự tồn tại ống niệu rốn ở trẻ chồi rốn là rất hiếm gặp. Đốt điện là phương pháp điều trị có hiệu quả cao sau 1-2 lần đốt và ít biến chứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH