Trong nghiên cứu này, các mẫu than sẽ được tổng hợp từ vỏ sầu riêng (lớp bảo vệ bên ngoài của quả sầu riêng) bằng cách sấy khô, băm nhỏ và cho vào rây có lưới mịn với kích thước khoảng 1-2 micromet. Hoạt hóa hóa học bằng dung dịch NaOH 2M với tỉ lệ ngâm tẩm là 120 (g/ml) trong 2 giờ sau đó nung ở nhiệt độ 700 oC trong 1 giờ để tạo than hoạt tính. Sau quá trình chuẩn bị, mẫu sẽ được phân tích bằng công nghệ phân tích tiên tiến như quang phổ FTIR, SEM. Khảo sát khả năng hấp thụ của than hoạt tính trên thuốc nhuộm RB 220, kết quả cho thấy sự hấp phụ của vật liệu bị ảnh hưởng bởi nồng độ của RB 220, do đó cần phải được kiểm soát trong quá trình hấp phụ. Ngoài ra, một số thông số tối ưu cũng được khảo sát để có điều kiện hấp phụ tốt nhất, đặc biệt là ở các điều kiện như pH = 7 với nồng độ phẩm màu là 10 ppm, 20 ppm, 30 pmm, 40 ppm, 0,2gam than và phơi 3 giờ 30 phút (210 phút), hiệu suất là 92,64% (đối với nồng độ 10 ppm của RB 220). Áp dụng cho mô hình hấp phụ langmuir và ta có dung lượng hấp phụ tối đa là 21,053 mg/g.