Việc tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ lí thuyết phê bình văn học phương Tây từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhờ những lí thuyết này mà rất nhiều tác phẩm văn học đã được đánh giá toàn diện hơn. Trong bài báo này, tôi dựa vào lí thuyết phê bình sinh thái để tìm hiểuGia Định tam thập cảnh, phân bội văn vận phủ vậncủa Trịnh Hoài Đức, nhằm làm rõ ba khía cạnh hình ảnh thiên nhiên là trung tâm của tứ thơ, sự tương tác hài hòa giữa con người với tự nhiên, và góc nhìn nhân văn trong hành trình khai phá tự nhiên. Qua đó, tôi hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về các thi phẩm của Trịnh Hoài Đức.