Xác định sự phân bố tỷ lệ tình trạng mất tương xứng giữa răng và cung hàm ở một nhóm sinh viên từ 18-24 tuổi. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua khám lâm sàng, đo đạc trên mẫu thạch cao cung răng hai hàm của 305 đối tượng sinh viên Đại học Quốc gia và Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội (136 nam, 169 nữ), tuổi từ 18-24. Kết quả Hàm trên, khoảng chênh lệch X ≤ 0mm chiếm đa số ở cả hai giới, tiếp theo là khoảng chênh lệch 0 <
X ≤ 5mm chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, không có trường hợp có khoảng chênh lệch X >
5mm. Hàm dưới, khoảng chênh lệch X ≤ 0mm chiếm đa số ở cả hai giới, khoảng chênh lệch X ≥ 10mm và X ≤ 0mm chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, không có trường hợp khoảng chênh lệch 5 <
X <
10 mm. Theo phân loại khớp cắn Angle, ở hàm trên, mức chênh lệchX ≤ 0mm ở loại 0, I và loại II chiếm tỷ lệ cao (loại KC 0 31,1%
KCI 20,7%
KCII 25,3%
KCIII 0,3%), mức chênh lệch 0 <
X ≤ 5mm ở loại I Angle chiếm tỷ lệ đa số (17,0%)
ở hàm dưới, mức chênh lệch X ≤ 0 mm ở loại 0, I và loại II chiếm tỷ lệ cao (loại KC 0 31,9%
KCI 26,6 %
KCII 26,6%
KCIII 0,7%), mức chênh lệch 0 <
X ≤ 5mm ở loại I Angle chiếm tỷ lệ đa số (10,2%). Kết luận Mức độ thiếu khoảng ít và thừa khoảng chiếm tỷ lệ cao nhất cả hai hàm, không có sự phân biệt về tỷ lệ thiếu khoảng giữa hai giới nam và nữ, phân bố tỷ lệ thiếu khoảng mức độ ít và không thiếu khoảng ở khớp cắn trung tính, sai khớp cắn loại I và II lớn hơn so với loại III Angle.